-
Có nên tập xi tè sớm cho bé?
<p>
Nhiều mẹ cho rằng tập xi tè cho con rất tốt, nhiều mẹ cho rằng sẽ làm hại thận con. Vậy tập xi tè có tốt không? Và có nên tập xi tè sớm cho trẻ?
</p>
<p style="text-align: center;">
</p>
<p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Tập xi tè cho trẻ lợi hay hại?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tập xi tè cho trẻ nhỏ là chủ đề đang gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn như webtretho, lamchame… Nhiều mẹ cho rằng tập xi tè cho con sớm rất tốt, sẽ tạo thói quen cho con đi vệ sinh đúng giờ. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến phản đối, bởi họ cho rằng xi tè có thể ảnh hưởng tới bàng quang, thận của trẻ. Vậy thực hư việc này thế nào?</p>
<p style="text-align: justify;">Trước những ý kiến trái chiều về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, việc xi tè cho con chỉ là tạo thói quen phản xạ có điều kiện khi đi tiểu trong những thời điểm thích hợp, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thận, bàng quang của bé.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Việc xi tè hoàn toàn không làm hại đến thận và bàng quang của trẻ.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Theo các chuyên gia nhi khoa, với trẻ quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, nếu “xi” tè cũng không tạo được thói quen. Để tập được phản xạ có điều kiện trên thì trẻ phải trên 1 tuổi. Trẻ sơ sinh có thể tiểu tiện cả ngày lẫn đêm là do bàng quang rất nhỏ khiến bé tiểu tiện một cách không kiểm soát, não bé chưa phát triển đầy đủ và sự phản xạ kém dù chỉ tích một lượng nhỏ nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi bé lớn dần (1-2 tuổi), hệ thần kinh phát triển, não bắt đầu hiểu được tín hiệu nhu cầu cần tiểu tiện. Bé có thể trữ nhiều nước tiểu hơn do khả năng lưu trữ của bàng quang tăng lên. Bàng quang có thể gửi tín hiệu đã “đầy” đến não, não sẽ dẫn truyền tín hiệu “đã đến lúc tiểu tiện” và ngược lại.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Làm sao nhận biết con muốn đi tè?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Như vậy, việc xi tè sớm cho con thực tế không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ nhưng đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của mẹ. Để việc này diễn ra thuận lợi, mẹ nên quan sát những dấu hiệu bé muốn đi tè, “ị” nhé:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bé trai: dấu hiệu đi tè, ị ở bé trai thường dễ nhận biết hơn bé gái. Nếu bé muốn tè, chim sẽ cong lên, nếu bé muốn "ị", hai bên tinh hoàn săn lại. Ngoài ra, một số bé có dấu hiệu như ngừng bú, khóc, đạp chân cũng cho thấy bé muốn đi vệ sinh và khi mẹ xi bé dễ dàng “xả tự do”.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tập xi tè cho bé đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của mẹ.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bé gái: dấu hiệu nhận biết bé gái phức tạp và khó hơn so với bé trai. Mẹ cần dành thời gian quan sát dấu hiệu quả bé để xi con đúng lúc, kịp thời. Bé có thể khóc, không bú, rùng mình... khi buồn đi vệ sinh.</p>
</p>
<div>
<div>
[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]
</div>
<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-33034/co-nen-tap-xi-te-som-cho-be.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>
<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>
Theo bau.vn
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định