<p>
Dấu hiệu triệu chứng bất thường khi mang thai mẹ bầu cần biết sẽ là những biểu hiệu bất thường về cơ thể sức khỏe hay tinh thần…
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p>Những triệu chứng bất thường khi mang thai phụ nữ cần ghi nhớ: Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà lúc bình thường bạn cần gọi bác sĩ, ngay cả khi nó không liên quan đến việc mang thai (như hen suyễn trở nặng hoặc cảm lạnh nặng hơn). Thậm chí, nếu bạn nhận ra những dấu hiệu bất thường khi mang thai khác, dù không nằm trong danh sách kể trên, bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ. Như thế, bạn sẽ được hỗ trợ ngay lập tức nếu có vấn đề hoặc sẽ thấy yên tâm nếu biết mọi thứ đều ổn.</p>
<p><strong>Những triệu chứng bất thường khi mang thai phụ nữ cần ghi nhớ</strong></p>
<p>Dấu hiệu triệu chứng bất thường khi mang thai mẹ bầu cần biết sẽ là những biểu hiệu bất thường về cơ thể sức khỏe hay tinh thần… rất có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi các mẹ biết được những dấu hiệu triệu chứng bất thường khi mang thai như thế nào thì sẽ yên tâm hơn khi mang thai, nếu không may mắc phải thì cũng biết cách nhận biết và khắc phục kịp thời. Vì vậy khi mang thai các mẹ cần phải chú ý rất nhiều vấn đề để có thể bảo vệ tốt sức khỏe cho thai nhi cũng như cho chính bản thân mình.</p>
<p><strong>Những dấu hiệu bất thường</strong></p>
<p></p>
<ul>
<li>Em bé trong bụng cử động hoặc đạp ít hơn bình thường</li>
<li>Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng</li>
<li>Âm đạo chảy máu hoặc ra nước</li>
<li>Đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu ít hoặc bí tiểu</li>
<li>Ói mửa nặng hoặc kéo dài, nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt</li>
<li>Ớn lạnh hoặc sốt từ 38°C trở lên</li>
<li>Mắt mờ, quáng gà hoặc nhìn thấy các điểm sáng</li>
<li>Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, đau đầu kèm theo mờ mắt, nói líu lưỡi hoặc tê lưỡi</li>
<li>Sưng ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù mức độ nặng ở ngón tay hoặc bàn tay, sưng nghiêm trọng hoặc đột ngột ở chân, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cân nặng tăng nhanh chóng (hơn 2kg trong một tuần)</li>
<li>Đau ở vùng chân và bắp chân nhiều hoặc dai dẳng, không bớt đau cả khi bạn đã co duỗi mắt cá chân hay hướng ngón chân về phía đầu gối, hoặc một chân bị sưng to đáng kể so với chân kia</li>
<li>Chấn thương bụng</li>
<li>Ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, hoặc đánh trống ngực</li>
<li>Khó thở, ho ra máu hoặc đau ngực</li>
<li>Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ</li>
<li>Ngứa dữ dội khắp người</li>
</ul>
<p><strong>Bất thường dưới 36 tuần</strong></p>
<ul>
<li>Cảm giác tức ở vùng xương chậu (cảm giác như em bé đang tụt xuống), đau lưng dưới (đặc biệt là khi trước đây bạn không gặp tình trạng này), đau thắt như khi có kinh hoặc đau bụng, hoặc co thắt hơn 4 lần trong một giờ (ngay cả khi không đau).</li>
<li>Gia tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch tiết có sự thay đổi khác thường như trở nên lỏng hơn, dịch nhầy hoặc có máu (thậm chí ngay cả khi có màu hồng hoặc chỉ lẫn chút máu).</li>
</ul>
<p>Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà lúc bình thường bạn cần gọi bác sĩ, ngay cả khi nó không liên quan đến việc mang thai (như hen suyễn trở nặng hoặc cảm lạnh nặng hơn). Thậm chí, nếu bạn nhận ra những dấu hiệu bất thường khi mang thai khác, dù không nằm trong danh sách kể trên, bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ. Như thế, bạn sẽ được hỗ trợ ngay lập tức nếu có vấn đề hoặc sẽ thấy yên tâm nếu biết mọi thứ đều ổn.</p>
<p><strong>Có nguy hiểm không?</strong></p>
<p>Hiện tượng ra máu khi mang thai có nguy hiểm không ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng là điều mà các chị em phụ nữ rất quan tâm khi có thai. Ra máu trong thời kì mang thai hầu như mỗi người đều có thể mắc phải nhưng tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà việc ra máu này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Để tìm hiểu kĩ hơn về hiện tượng ra máu khi mang thai này, mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Baophunuso.com để có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai nhé.</p>
<p>Số liệu cho thấy có khoảng 20% bà mẹ tương lai gặp phải hiện tượng này khi mới cấn thai. Tất nhiên sẽ có một chút lo lắng vì bạn sợ em bé bị ảnh hưởng. Nhưng không có gì đáng nghiêm trọng, bởi nghiên cứu cho thấy khoảng 75% phụ nữ bị máu báo vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng thai kỳ thứ 4, nếu mẹ bầu bị ra máu thì rất nguy hiểm.</p>

<p>Khoảng 20% bà bầu bị ra máu trong giai đoạn 12 tuần đầu tiên. Nguyên nhân ra máu trong thai kỳ đầu tiên gồm:</p>
<h3><span style=""><strong>Ra máu do thụ thai</strong></span></h3>
<p>Bạn có thể thấy một vài giọt máu giống như những triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi bạn thụ thai vì phôi đang bám vào tử cung. Một vài người không biết rằng mình đã mang bầu vì họ nhầm sự ra máu này với triệu chứng kinh nguyệt. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.</p>
<h3><span style=""><strong>Sảy thai</strong></span></h3>
<p>Sảy thai rất phổ biến trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ. Khoảng một nửa số bà bầu ra máu trong lúc thai kỳ đầu tiên cuối cùng sẽ bị sảy thai, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ ra máu thì bạn sẽ bị mất đứa con của mình, đặc biệt nếu bạn không có các triệu chứng khác. Triệu chứng của sảy thai là bạn có cảm giác đau quặn ở bụng dưới và một dải máu đặc trôi tuột qua âm đạo.</p>
<h3><strong><span style="">Chửa ngoài tử cung</span></strong></h3>
<p>Trong trường hợp này, phôi nằm ngoài tử cung và thông thường là ở ống dẫn trứng. Nếu phôi tiếp tục lớn lên, nó sẽ khiến ống dẫn trứng bị vỡ và đe dọa tính mạng người mẹ. Mặc dù chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm nhưng nó chỉ xảy ra ở 2% số bà bầu. Các triệu chứng khác của chửa ngoài tử cung là bị đau quặn hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới và choáng váng.</p>
<h3><span style="">Chửa trứng</span></h3>
<p>Đây là trường hợp hiếm gặp, một mô bất thường lớn lên trong tử cung thay vì một thai nhi. Trong một số trường hợp, mô có thể mang tế bào ung thư và có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng khác của chửa trứng là buồn nôn, ói mửa và tử cung to lên nhanh chóng. Ngoài ra có một vài nguyên nhân khiến bà bầu ra máu trong thai kỳ đầu tiên như:</p>
<ul>
<li>Thay đổi ở cổ tử cung: Trong thời kỳ mang bầu, máu sẽ chảy nhiều hơn tới cổ tử cung. Giao hợp hoặc soi tươi cũng có thể đụng chạm vào cổ tử cung gây nên ra máu. Trường hợp này bạn không cần phải quá lo lắng.</li>
<li>Nhiễm trùng: Nhiễm trùng ở cổ tử cung, âm đạo hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng gây nên ra máu trong thai kỳ đầu tiên.</li>
</ul>

<p>Ra máu bất thường trong những giai đoạn muộn của thai kỳ nghiêm trọng hơn, bởi nó là dấu hiệu của một vấn đề bất thường xảy ra đối với mẹ và em bé. Bạn cần đi khám ngay khi ra máu trong giai đoan thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba.</p>
<h3><strong><span style="">Nhau tiền đạo</span></strong></h3>
<p><span style="">Tình trạng này xảy r</span>a khi nhau thai nằm thấp trong tử cung và đặc biệt che một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung. Nhau tiền đạo rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 200 trường hợp mang bầu. Ra máu trong trường hợp nhau tiền đạo thường không đi kèm với triệu chứng đau đớn.</p>
<h3><strong><span style="">Nhau bong non</span></strong></h3>
<p>Trong khoảng 1% số bà bầu, nhau thai bong ra khỏi thành tử cung trước hoặc trong quá trình chuyển dạ và máu tích tụ giữa nhau thai và tử cung. Nhau bong non rất nguy hiểm cho mẹ và em bé. Các triệu chứng khác của nhau bong non là đau bụng dưới, máu đông trôi ra từ âm đạo, tử cung yếu và đau lưng.</p>
<h3><strong><span style="">Vỡ tử cung</span></strong></h3>
<p>Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một vết sẹo từ lần sinh mổ trước có thể rách ra trong quá trình mang thai lần sau. Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần phải mổ cấp cứu ngay. Các triệu chứng khác của vỡ tử cung là đau và yếu ở bụng dưới.</p>
<h3><strong><span style="">Cuống rốn tiền đạo</span></strong></h3>
<p>Trong một vài trường hợp, mạch máu của thai nhi trong dây rốn hoặc nhau thai nằm che phần mở của cổ tử cung. Cuống rốn tiền đạo có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì mạch máu có thể bị vỡ, khiến em bé bị chảy máu nghiêm trọng và hết oxy. Các triệu chứng khác của cuống rốn tiền đạo bao gồm nhịp tim của thai nhi bất thường và chảy máu quá nhiều.</p>
<h3><strong><span style="">Sinh non</span></strong></h3>
<p>Ra máu trong thời kỳ muộn của thai kỳ cũng là dấu hiệu sinh sớm. Một số triệu chứng của sinh sớm bao gồm co bóp tử cung, ra máu âm đạo, căng bụng dưới và đau lưng. Ngoài ra có một vài nguyên nhân khiến bà bầu ra máu trong thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba gồm: Vết thương ở cổ tử cung hoặc âm đạo, polyp, ung thư.</p>

<ul>
<li>Vì ra máu ở bất cứ giai đoạn thai kỳ nào cũng có thể là dấu hiệu của sự bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ.</li>
<li>Bạn nên đóng băng vệ sinh để có thể biết được mình ra bao nhiêu máu và biết được loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).</li>
<li>Không nên sử dụng tampon hoặc quan hệ tình dục khi bạn đang ra máu.</li>
</ul>
<p>Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sau: Đau quặn ở bụng dưới; Chảy máu nhiều dù đau hay không; Âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông; Choáng hoặc ngất; Sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh</p>
</p>




<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/bau/tin-32970/nhung-trieu-chung-bat-thuong-khi-mang-thai-phu-nu-can-ghi-nho.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn