-
Cách tự kiểm tra sức khỏe trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết
<p>
Sau khi sinh, em bé sẽ được các bác sĩ làm xét nghiệm và kiểm tra tổng quát sức khỏe trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể tự kiểm tra sức khỏe cho con bằng những cách dưới đây để phát hiện dấu hiệu bất thường và báo sớm cho bác sĩ.
</p>
<p style="text-align: center;">
</p>
<p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nội dung chi tiết</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Kiểm tra phần đầu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu đầu bé có hơi méo cũng không sao, đó là tác động của việc sinh qua ngả âm đạo của mẹ. Bé cũng có thóp mềm, đường rãnh nối thóp, và có thể sẽ có vết bầm tím do các các sĩ sử dụng kẹp để hỗ trợ cuộc sinh. Tuy nhiên, nếu có nhiều vết bầm bất thường khác, hãy báo ngay cho bác sĩ.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đầu là bộ phận đầu tiên mẹ cần kiểm tra ở trẻ sơ sinh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>2. Kiểm tra tai và mắt</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Mắt trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra bằng phản xạ của mắt với ánh sáng. Nếu khi mở mắt, bé nhìn theo ánh sáng hoặc nhìn theo tay mẹ khi bạn đưa qua đưa lại trước mắt là bình thường. Nếu bé không mở mắt hoặc mắt có dấu hiệu bất thường thì cần báo cho bác sĩ để làm các xét nghiệm khác. Bé cũng sẽ có phản ứng lại với âm thanh khi có tiếng động, chẳng hạn bé giật mình khi có tiếng động xung quanh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Kiểm tra miệng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mẹ có thể đưa ngón tay út của mình vào miệng bé để kiểm tra phản xạ mút. Nếu bé nút mạnh nghĩa là lưỡi và cơ miệng của bé hoàn toàn bình thường. Lùa tay quanh lợi, mẹ sẽ biết bé có bị hở hàm ếch hay không.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Kiểm tra tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi mới ra đời nhịp tim của bé thường nhanh nhưng nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng bé cũng ngừng thở 5 giây rồi lại thở lại bình thường. Sẽ chỉ nguy hiểm nếu nhịp tim bé hỗn loạn, ngực phập phồng. Bạn có thể kiểm tra nhịp tim của bé bằng cách nghe nhịp thở, nếu bé thở gấp gáp, hỗn loạn thì nhịp tim đang có vấn đề và cần phải được khám ngay.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bé không thở rít, khó nhọc hay khò khè thì phổi đang hoạt động tốt. Bạn cần thường xuyên theo dõi nhịp thở của bé để báo cho bác sĩ nếu có vấn đề bất thường xảy ra.</p>
<p style="text-align: center;"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Theo dõi nhịp thở để biết phổi bé có hoạt động tốt không</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Kiểm tra vùng kín</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bé mới sinh thì bộ phận sinh dục thường sưng và có màu sẫm, ngực bé sẽ căng sữa, bất kể giới tính của em bé. Các bé gái có thể có một chất dịch âm đạo màu trắng, hoặc hơi có máu trong vài tuần đầu tiên do các kích thích tố từ mẹ. Với các bé trai thì mẹ có thể kiểm tra xem hình dạng bên ngoài dương vật bé có bình thường không, hai tinh hoàn có nằm đúng chỗ không…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Kiểm tra da bé</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Da của em bé sơ sinh bình thường có vết đỏ sau gáy, phần da ở mông sẽ xanh và lạt dần theo thời gian. Khi mới sinh da bé có thể đỏ hoặc vân vân như hoa, sẽ có lúc da tróc da cáy để mọc da mới. Đó là những hiện tượng bình thường ở da trẻ sơ sinh. Nếu bạn cảm thấy da bé màu vàng hay tím tái bất thường thì nên đưa bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra lại.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>8. Bàn tay và bàn chân</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mẹ hãy kiểm tra các ngón tay ngón chân của bé, kiểm tra độ duỗi bàn tay và cẳng chân. Mẹ cũng kiểm tra phần khuỷu chân, cổ chân bé xem có tật chân co rút, khoèo chân hay không. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì cần phải có kiểm tra y tế xác định rõ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>9. Kiểm tra xương sống</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bé sơ sinh bình thường sẽ có xương sống thẳng và thường có một dấu lõm nhỏ ở phần dưới cùng cột sống. Nếu lõm này sâu thì có thể bé bị yếu cột sống, chân yếu, bàn chân lạnh và xanh. Mẹ có thể vuốt dọc lưng con theo đường xương sống để kiểm tra.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>10. Kiểm tra phản xạ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bạn cần kiểm tra phản xạ bú, nắm bắt, tay chân hoạt động, khóc, tìm vú mẹ... Nếu bé có đủ hết những phản xạ này chứng tỏ sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định và mẹ có thể yên tâm.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra các phản xạ khóc, cầm nắm, tìm vú mẹ... để biết tình trạng của bé</em></p>
</p>
<div>
<div>
[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]
</div>
<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-33101/cach-tu-kiem-tra-suc-khoe-tre-so-sinh-ma-me-nen-biet.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>
<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>
Theo bau.vn
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định