<p>
Bé sơ sinh đặc biệt dễ mắc nhiều bệnh do sức đề kháng yếu, trong đó viêm tai có thể do nhiều nguyên nhân, đôi khi là do bé thường xuyên nằm bú.
</p>
<p style="text-align: center;">
</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm tai giữa của trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó việc mẹ thường cho bé nằm bú cũng là một trong số nguyên nhân gây bệnh đáng lưu tâm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh về mũi và đường hô hấp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bao gồm cảm mạo, viêm mũi, viêm họng v.v… Do tai giữa tương thông với mũi, khí quản nên khi có vi khuẩn tích tụ ở các bộ phận này thì độc bệnh cũng dễ dàng xâm nhập và đi sâu vào phần tai. Do đó, khi bé bị cảm hay viêm mũi họng, ngoài việc đảm bảo vệ sinh và điều trị căn nguyên, bạn cũng nên quan tâm đúng mực đến tai của bé.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bé đi bơi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi bơi, nước có thể từ bên ngoài đi vào vành tai nhưng nhờ các niêm mạc bên trong không có lỗ nên nước không thể xâm nhập vào tai trong. Tuy nhiên, nếu hồ bơi quá đông người, việc vệ sinh và khử trùng nước không đảm bảo, các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh có thể thông qua đường mũi, khoang miệng đi vào cơ thể, khiến bé dễ bị cảm và dẫn đến viêm tai giữa thường thấy.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bé nằm bú</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo một báo cáo nghiên cứu của Mỹ, bé sơ sinh nằm ngửa khi bú sữa, uống nước thì các dịch lỏng này sẽ chảy vào theo đường mũi, hầu họng nên có nguy cơ khiến bé dễ bị viêm tai giữa hơn. Vì vậy, nếu cho bé nằm bú hay uống nước, tốt nhất mẹ nên để phần đầu bé hơi cao một tý và chú ý lau sạch phần nước, sữa chảy ra.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những 'thủ phạm' dễ khiến bé sơ sinh bị viêm tai giữa</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bé quá mệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngủ không đủ giấc hay thể lực tiêu hao quá lớn là nguyên nhân chủ yếu khiến hệ miễn dịch giảm sút, dẫn đến bệnh tật dễ phát sinh. Vì vậy, bạn cần tập cho bé sinh hoạt điều độ, cân bằng dinh dưỡng và vận động thích hợp để tăng cường sức đề kháng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khói thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người hút thuốc gián tiếp, tức là bị hít phải khói thuốc lá cũng có thể bị viêm tai giữa, nhất là với bé càng dễ bị bệnh hơn do cơ thể còn chưa phát triển hoàn chỉnh. Khói thuốc là có thể làm xơ cứng động mạch của toàn thân, đặc biệt Nicotine trong thuốc là đi vào máu, làm co thắt và tê liệt các mạch máu nhỏ, tăng độ kết dính của máu, làm xơ cứng động mạch cung cấp máu cho tai trong, gây các chứng viêm tai và ảnh hưởng thính lực. Tình trạng nghiêm trọng nếu kéo dài không được điều trị thích hợp, bé co thể bị điếc vĩnh viễn hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ xuất hiện các khối u ác tính ở tai.</p>
</p>
<div>
<div>
[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]
</div>
<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-33210/nhung-thu-pham-de-khien-be-so-sinh-bi-viem-tai-giua.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>
<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>
Theo bau.vn