Có rất nhiều cha mẹ thấy bé biếng ăn, lười ăn lại có quan niệm rằng lơn lên rồi sẽ hết, tuy nhiên lại không ý thức được tác hại của việc biếng ăn đối với sự phát triển của trẻ. Vậy biếng ăn ở trẻ và những tác hại của chứng này nghiêm trọng tới mức nào. Dưới đây là dấu hiệu của bé biếng ăn mà cha mẹ cần lưu ý để có phương pháp điều trị kịp thời.
Bé biếng ăn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển (minh họa)
Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn
Chứng biếng ăn là thuật ngữ dùng chỉ hiện tượng bé biếng ăn, lười ăn, ăn không đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Gần đây các nghiên cứu cho biết, biếng ăn ở trẻ có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng dễ gặp nhất là các biểu hiện sau:
1.Trẻ ăn ít hơn bình thường, hay ngậm thức ăn không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài hơn bình thường (trên 30 phút).
2.So với các bé cùng độ tuổi, số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn.
3.Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa… hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn và trẻ có tâm trạng không thoải mái khi ăn.
4.Mỗi khi tới bữa ăn, hay nghe tiếng động của bát đĩa là bé có biểu hiện quấy nhiễu, chạy trốn, có phản ứng nôn, la khóc bướng bỉnh.
5.Cân nặng của trẻ nhẹ hơn cân năng chuẩn, trẻ không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Do trẻ nhiễm trùng: Cơ thể trẻ bị nhiễm virus hay vi khuẩn gây viêm nhiễm các cơ quan như: tai, mui, họng, đường tiêu hóa…khiến bé hay ốm dẫn đến không chịu ăn, hoặc ăn rất ít.
Do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt: Trẻ bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi,… làm trẻ khó chịu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Cơ thể trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày ruột... dễ khiến trẻ đau bụng, tiêu chảy, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn trớ,... Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ.
Do chế độ dinh dưỡng thiếu vi chất: thực phẩm chưa đảm bảo về chất lượng, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một số loại thức ăn nhất định... dẫn đến trẻ biếng ăn, lười ăn kèm theo thiếu hụt vi chất.
Hậu quả lâu dài của chứng biếng ăn
-Hệ quả dễ dàng nhìn thấy nhất đó là vấn đề suy dinh dưỡng do chứng biếng ăn mang lại. Suy sinh dưỡng ở đây thể hiện hai cấp độ; trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé so với các trẻ khác đồng trang lứa, không tăng cân. Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị chậm phát triển, bệnh tật như da thô ráp, hay bị cảm lạnh, mắt khô, tóc khô và dễ gãy, da bị ngứa. Nhẹ hơn chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính do thiếu khả năng miễn dịch.
-Một hậu quả khác nữa là biếng ăn ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ, những trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị so với bạn bè và môi trường xung quanh. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Vì vậy, khi quan sát thấy những dấu hiệu biếng ăn đầu tiên, cha mẹ nên ngay lập tức kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng, lượng thức ăn đang cung cấp cho bé hằng ngày. Đồng thời, thay đổi cách tiếp cận với trẻ trong suốt bữa ăn, nên gần gũi với con để phát hiện đâu là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng chán ăn bỏ bữa của trẻ. Hạn chế tối đa việc để bé biếng ăn lâu ngày và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho thể chất và trí lực về sau. Và cuối cùng quan trọng nhất vẫn là việc ngăn chặn và trị dứt được chứng biếng ăn hay không là do sự quan tâm và nhẫn nại của cha mẹ.