<p>
Thai nhi đạp là dấu hiệu thể hiện tình trạng sức khoẻ của bé. Nhưng ít ai biết rằng, thai nhi đạp còn thể hiện nhiều thông điệp quan trọng khác.
</p>
<p style="text-align: center;">
</p>
<p>
<div>Chúng ta đều biết, trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ di chuyển xung quanh tử cung của mẹ. Hiện tượng này vẫn được gọi là việc bé "đạp" bụng mẹ.</div>
<div id="content">
<p>Sau 5 tháng của thai kỳ, em bé bắt đầu hoạt động trong tử cung. Các hoạt động đầu tiên của bé dễ nhận biết là thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 6, em bé bắt đầu có phản ứng với các âm thanh bên ngoài bằng các cử động, đôi khi người mẹ sẽ cảm giác như em bé đang nấc…</p>
<p>Những cử động của bé sẽ giảm khi sang tháng thứ 9. Lúc này thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp.</p>
<p></p>
<p> </p>
<p>Tuy nhiên, ít cha mẹ biết rằng, từ những cú “đạp” trong suốt quá trình mang thai, thai nhi muốn gửi đến mẹ những thông điệp quan trọng.</p>
<p><strong>Bé đạp để phản ứng với môi trường ngoài bụng mẹ</strong></p>
<p>Theo Khám phá, trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.</p>
<p><strong>Bé đạp thể hiện tư thế nằm của mẹ</strong></p>
<p>Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái sẽ giúp máu lưu thông tốt nhất đến thai nhi và vì vậy mẹ cũng dễ dàng cảm nhận được những chuyển động, những cú đá của bé hơn.</p>
<p></p>
<p> </p>
<p><strong>Thai đạp cũng theo giờ</strong></p>
<p>Không phải lúc nào bé cũng đạp bụng mẹ. Mà bé thường chuyển động vào những thời gian cố định như sáng sớm, giữa trưa, chiều tối. Thường bé sẽ thức vào những lúc này theo đồng hồ sinh học của mình. Trung bình cứ cách nhau 3 đến 4 giờ thì thai lại máy một lần.</p>
<p><strong>Mức độ đạp của bé thể hiện sức khoẻ</strong></p>
<p>Mức trung bình máy của thai nhi là khoảng 3 đến 4 lần/ giờ. Nếu mẹ cảm thấy ít hơn mức này thì có lẽ thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe hay đơn giản là bé đang say giấc. Ngược lại nếu mẹ thấy bé quẫy đạp nhiều hơn thì có thể bé đang bị thiếu oxy. Mẹ cần xác định lý do bé bị thiếu oxy để khắc phục nhanh chóng.</p>
<p><strong>Giảm số lần đạp có thể là dấu hiệu xấu</strong></p>
<p>Một em bé khỏe mạnh đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Nếu bé giảm cử động, có khả năng thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần được kiểm tra bằng siêu âm, xét nghiệm và đo tim thai để tìm ra nguyên nhân giảm chuyển động của thai nhi. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những bất thường sẽ làm tăng khả năng sống sót khỏe mạnh của thai nhi.</p>
<p>Khác với suy nghĩ của một số người, một em bé ít đạp hơn không có nghĩa là bé có tính cách trầm lặng hơn mà có nghĩa là bé cần được giúp đỡ. Nếu sau hai giờ em bé không cử động mặc dù mẹ đã ăn một cái gì đó, đây là vấn đề đáng lưu tâm. Đôi khi cử động của thai nhi có xu hướng chậm lại nếu lượng đường của mẹ hạ xuống.</p>
<p><strong>Bé đạp ít – không phải lúc nào cũng nguy hiểm</strong></p>
<p>Mẹ cần biết rằng đôi khi bé cũng muốn nghỉ ngơi trong tử cung một khoảng thời gian. Miễn là thời gian nghỉ này nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ có thể chưa cần lo lắng. Ngoài ra, sau tuần thai thứ 36, có thể thai nhi đạp ít đi do bụng mẹ đã trở nên chật chội.</p>
</div>
</p>
<div>
<div>
[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]
</div>
<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/bau/tin-33150/thong-diep-tu-thai-nhi-me-nao-cung-phai-biet.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>
<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>
Theo bau.vn