Việc sử dụng và điều chỉnh âm thanh cho đàn organ không phải là điều quá đỗi dễ dàng, chính vì vậy bắt buộc phải có những bài học cơ bản trong việc điều chỉnh âm thanh với những hướng dẫn tỉ mỉ và cụ thể. Hiểu được điều này, hôm nay chúng tôi sẽ đi vào giới thiệu: Cách chỉnh âm thanh cơ bản cho đàn organ.
Xem thêm:
- Bob Dylan ‘Like A Rolling Stone’ — Thay đổi cả nền âm nhạc bằng 2 chữ ‘Hận Thù’
- Âm Nhạc, Chó và Mèo - Bạn đồng hành của lão ông mù bán nhang
Đàn Organ là gì?
- Đàn Organ là cách gọi thông thường của Đàn Organ keyboard điện tử tại Việt Nam. Cách gọi này dễ gây nhầm lẫn với đàn Đại phong cầm (Pipe Organ), tức là loại đàn Organ rất lớn với hệ thống nhiều ống sáo khổng lồ liên kết với đàn, thường chỉ sử dụng trong nhà thờ.
- Đàn organ có hình dạng giống như đàn piano với một bảng điều khiển ở trên.Đa số các loại đàn organ hiện nay sử dụng công nghệ DSP và chia làm hai loại là organ thông thường (61 phím) và piano điện tử (88 phím)
- Đàn organ sử dụng nguồn điện để hoạt động hoặc dùng pin và đây cũng là nhược điểm của nó so với các loại nhạc cụ truyền thống vì không sử dụng được khi không có điện.
- Nguyên lý hoạt động của loại đàn này chính là dựa trên băng thu. Người ta thu âm thanh của các nhạc cụ khác rồi cài vào trong đàn theo hệ thống phím. Với nguyên lý trên, về mặt lý thuyết, đàn Organ có thể nhại lại âm thanh của bất kỳ nhạc cụ nào trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, một đàn organ thông dụng chỉ nhại được khoảng gần 200 tới 600 nhạc cụ tùy thuộc bộ nhớ trong đàn.
Các nguyên lý hoạt động âm điệu của đàn Organ
- Reverb: Bắt chước các âm thanh reverb trong một loạt các thiết lập hiệu suất. Sử dụng nút Reverb cho chương trình trong “Room” hoặc “Music Hall” cho âm nhạc của bạn. Một số đàn organ Casio có đến 16 hiệu ứng reverb. Nhấn nút Reverb lần nữa để bỏ các hiệu ứng âm thanh.
- Đối với phần điệp khúc thì có thể thiết lập phần nhạc sâu lắng hơn với việc sử dụng những nút xướng và chọn hiệu ứng khác nhau.
- DSP: Chức năng này cho phép người sử dụng sử dụng các chương trình để chạy âm nhạc. Đồng thời bạn cùng có thể thay đổi tông các bàn phím và cũng tải về các hiệu ứng DSP từ chương trình MIDI máy tính của bạn.
- Nhịp điệu: Người dùng có thể dễ dàng tạo nên giai điệu riêng biệt cho mình thông qua chương trình MIDI.
Cách chỉnh âm thanh cơ bản cho đàn organ
- Chỉnh điệu đệm: Bạn chỉ cần tiến hành ấn vàonút Rythm, tiếp đó dùng bảng số hay quay vòng dữ liệu để chọn ra điệu thích hợp cho một bản đàn.
- Chỉnh tốc độ nhanh chậm (tempo): Đơn giản vô cùng, bạn ấn vào nút tempo, tiếp đến sử dụng những mũi tên lên xuống hoặc bạn có thể sử dụng những nút cộng trừ trên bảng số, vòng quay dữ liệu để chọn tốc độ thích hợp cho bản đàn.
- Chỉnh tiếng loại nhạc cụ (Tone): Bạn nhấn vào nút Voice (Tone), rồi dùng bảng số hoặc vòng quay dữ liệu để chọn tiếng thích hợp.
- Touch Reponser: Chế độ này đặc biệt hiệu quả khi chơi các tác phẩm Piano.
- Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc được chơi. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở mặt sau của đàn và sử dụng bằng chân để tạo hiệu quả âm thanh vang tốt hơn, chủ động như khi chơi trên đàn Piano thật.
- Dual Voice (trên Casio là chế độ tiếng Layer): Có nghĩa là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Đồng thời, tùy vào từng ca khúc, từng đoạn nhạc mà chúng ta có thể thực hiện sao cho phù hợp để tạo hiệu quả âm thanh cao nhất, độc đáo, hấp dẫn người nghe.
- SlitVoice: Đây là chế độ phân tiếng, khi chế độ này bật, bàn phím của đàn sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ khác nhau.
- Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm và có thể tạo ra những âm thanh “dày” hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc chơi tremolo v.v….
- Normal: Đây là một chế độ có phần tương tự với bàn phím Piano.
- Split: Đây được gọi là chế độ phân tiếng
- Finger: Đây được gọi là chế độ đệm ngón đơn. Cụ thể như sau: hợp âm Đô trưởng chỉ cần bấm nốt Đô tay trái. Tuy nhiên ở chế độ này do vấn đề bản quyền nên mỗi hãng có 1 quy định riêng cho bấm hợp âm tay trái. Tôi sẽ nói sau về vấn đề này.
- Fingered: Đây được gọi là chế độ đệm ngón kép và cũng là một trong những chế độ đệm đầy đủ của đàn organ. Ưuu điểm của chúng là có thể giúp người chơi sử dụng được những hợp âm phức tạp và phong phú hơn rất nhiều sơ với kiểu đệm Finger và đây cũng là kiểu đệm tương thích sử dụng với tát cả các loại đàn khác.
- Bên cạnh những kiểu đệm trên thì còn có một số sery còn có các kiểu đệm Multi (Đa chức năng), Finger on Bass (tạo tiếng cho bè trầm), Full Key (hợp âm toàn bàn phím) v.v..
- Và sau khi đã hoàn thành thành tất cả những thao tác điều chỉnh phần đệm cũng như tốc độ, tiếng nhạc cụ, kiểu đệm, hiệu quả âm thanh …. Thì người dùng có thể ghi nhớ cài đặt vào bank tiếng để khai thác một cách dễ dàng.
Với những thông tin hướng dưỡng cụ thể của bài viết: Cách chỉnh âm thanh cơ bản cho đàn organ trên đây, thì bạn đã có thể dễ dàng nắm bắt những cách thức cơ bản trong vấn đề này.