Theo chia sẻ của những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tư vấn tuyển sinh thì trước khi lựa chọn ngành học thì các em thí sinh nên có sự tham khảo trước từ các mẩu tin tuyển dụng.

Đối với các em thí sinh vừa tốt nghiệp THPT và đang có ý định xét tuyển vào ĐH, CĐ thì tin tuyển dụng có lẽ là điều mà các em chưa hề nghĩ tới. Tuy nhiên, đây lại chính là nguồn thông tin chi tiết và bổ ích nhất giúp cho các em thí sinh tìm hiểu về thực tế nghề nghiệp trong tương lai.

Các mẩu tin tuyển dụng hiện nay đều mô tả rất chi tiết và cụ thể về những yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp, phẩm chất, tính cách mà nhà tuyển dụng trông đợi ở ứng viên. Cho nên đây có thể được coi là cơ sở để cho các em phấn đấu trong quá trinh học tập tại môi trường Đại Học.

Tham khảo thêm những thông tin tuyển dụng cũng đồng nghĩa với việc sẽ giúp cho bạn nắm được mức lương trung bình mà thị trường chi trả cho từng ngành nghề, đặc biệt là với nghề nghiệp mà bạn sắp đeo đuổi.

Theo các thầy cô giáo có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh của trường Cao Đẳng Dược Hà Nội thì bên cạnh việc thu thập những thông tin từ tin tuyển dụng thì các em học sinh có thể nhờ người quen của mình giới thiệu để gặp gỡ và tham khảo thêm kinh nghiệm từ chính những người đang làm việc trong lĩnh vực mà bạn đang quan tâm và có ý định lựa chọn ngành học đó.

Đừng vội đặt vấn đề ngay về lương hay các vấn đề phúc lợi vì đây được coi là những vấn đề khá nhạy cảm mà không bất cứ ai muốn tiết lộ, thay vào đó hãy cố gắng tìm hiểu thêm những thông tin tại sao những người này lại muốn gắn bó (hoặc từ bỏ) nghề nghiệp hiện tại của họ. Động lực khiến cho họ tìm đến với công việc này là gì, nền tảng giáo dục và chuyên môn của họ ra sao?


Để cho chắc chắn thì bạn có thể tìm gặp thêm nhiều người cũng ngành nghề, cùng lĩnh vực để từ đó đưa ra được một kết luận khách quan và chính xác nhất.

Nếu ngại gặp gỡ trực tiếp, bạn hoàn toàn có thể nghe, xem, đọc các bài phỏng vấn, chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm từ những nhân vật thành công, có địa vị và danh tiếng trong ngành.

Có như vậy thì các em thí sinh mới có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi đam mê hay thay đổi lựa chọn của mình.

Khi đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mình rồi thì việc tiếp theo của các em đó chính là chọn trường học thích hợp. Để có thể chọn được trường học thích hợp nhất cho bản thân thì các em nên tham khảo thêm các kênh thông tin của Bộ Giáo Dục, hoặc theo dõi vào tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay của trường đó, nếu tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao thì chứng tỏ chất lượng đào tạo của trường đó tốt và ngược lại nếu sinh viên ra trường khó khăn trong khâu tìm việc hay phải làm trái ngành nghề thì chứng tỏ chất lượng đào tạo của trường chưa cao, các em nên xem xét.