Với em bé trong bụng mẹ, dây rốn có vai trò quan trọng để chuyển chất dinh dưỡng từ bụng mẹ đến bé giúp bé phát triển được tốt nhất. Khi bé chào đời, dây rốn sẽ được cắt bỏ để đánh dấu sự chào đời của bé. chăm sóc rốn bé sơ sinh Lúc này bé chỉ còn cuống rốn khoảng 4 - 5 cm và thường rụng hẳn sau khoảng 1 - 3 tuần. Đây là một vết thương hở nên các mẹ cần phải chăm sóc rốn bé sơ sinh đúng cách bởi nến không chăm sóc đúng cách bé sẽ dễ bị nhiễm trùng màu và có thể gây tử vong cho trẻ. Việc chăm sóc rốn cho bé sơ sinh thường gây khó khăn với những ai làm mẹ lần đầu. Tuy nhiên, nếu không phải là người có kinh nghiệm thì bạn cũng chớ vội lo lắng bởi những điều dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc rốn bé sơ sinh được tốt nhất và an toàn nhất.
1. Lưu ý khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Để bé không bị nhiễm trùng, trước khi vệ sinh rốn cho bé thì người làm vệ sinh phải rửa sạch tay bằng xà phòng sau đó dùng cồn 90 độ để sát trùng lại tay mình một lần nữa bởi có thể vi khuẩn ở tay sẽ làm bé bị nhiễm trùng.
Khi tháo băng rốn cho bé bạn cần phải quan sát xem có bất cứ điều gì bất thường ở bé không, như rốn có mùi lạ không, có dịch mủ hay bị sưng đỏ hay không, có còn chảy máu hay không. Nếu có phải tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
Dùng bông tăng thấm nước sôi để nguội nhẹ nhàng lau sạch đi vùng rốn cho bé theo trình tự từ chân rốn, thân rốn rồi đến bề mặt của cuống rốn. Tiếp đó bạn dùng bông tăm thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn của trẻ. Bạn đặc biệt lưu ý thay bông tăm mỗi lần vệ sinh rốn cho bé chứ không nên sử dụng lại. cách chăm sóc bé gái sơ sinh
Để sát trùng vùng da xung quanh rốn cho bé thì bạn có thể sử dụng cồn 70 độ. Thực tế cho thấy bạn không cần phải băng rốn của bé lại nhưng nếu bạn lo lắng thì có thể sử dụng miếng gạc mỏng để băng cho bé. Và khi quấn tã, không nên quấn đè lên vùng rốn và tránh để phân hay nước tiểu dính lên vùng rốn này. cách chăm sóc trẻ để tăng cân
2. Sai lầm cần tránh khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc rốn bé sơ sinh không phải là điều đơn giản, ngoài những điều cần lưu ý bên trên thì còn có những sai lầm mà bạn cần tránh để bảo vệ tốt nhất cho bé. Dưới đây là những sai lầm các mẹ tuyệt đối phải ghi nhớ để tránh.
cham-soc-ron-be-so-sinh
Băng rốn quá chặt và quá kín: việc băng rốn quá chặt và quá kín sẽ không chỉ giúp cho rốn được bảo vệ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Tự ý giật núm rốn trước thời hạn: bạn nên nhớ rằng rốn là một phần cơ thể của bé, việc bạn giật núm rốn trước thời hạn sẽ gây tổn thương cho bé, bởi thế nên bạn nên để rốn tự khô và rụng một cách tự nhiên, không cần sự can thiệp của mẹ để không gây tổn thương bé.
Cho bé ngâm mình trong nước: với những bé chưa rụng cuống rốn, khi tắm cho bé nên hạn chế không để rốn của bé bị ướt làm ảnh hưởng đến thời gian rụng rốn và tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn.
Bôi thuốc lạ lên rốn của bé: Bạn không nên sử dụng những bài thuốc dân gian, đắp lá, bột tiêu... lên rốn của bé bởi nó không phải là cách giúp rốn khô và nhanh rụng như nhiều người vẫn nói. Theo các chuyên gia y tế, mẹ nên để rốn của trẻ khô một cách tự nhiên, không nên bôi hay đắp bất cứ thứ gì lên rốn của bé để tránh tình trạng nhiễm trùng và để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho bé.
3. Xử lý khi bé bị nhiễm trùng rốn
Khi quan sát cuống rốn của trẻ có những hiện tượng bất thường như mùi hôi, có dịch vàng, có mủ, đỏ thì có nghĩa là rốn của bé đã bị nhiễm trùng, khi chăm sóc rốn bé sơ sinh bạn phải chú ý đến những điều đó để biết được rằng bé đã bị nhiễm trùng và tìm cách xử lý.
Trong trường hợp bé bị nhiễm trùng rốn thì bạn có thể sử dụng bông tăm thấm cồn 35 độ để lau lỗ rốn cho bé, dùng cồn 3 độ để lai sạch phần mủ và dịch tiết ra từ rốn. Trường hợp rốn đã đóng vẩy nhưng vẫn tiết dịch mủ thì có thể sử dụng bông thấm Nitrofurazone 0.1% để đắp lên rốn bé 3 - 4 lần mỗi ngày. Trường hợp bé sốt, quấy khóc thì tốt nhất bạn nên mang bé đến gặp bác sĩ để thăm khám tình hình.