Nhu cầu mở rộng xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất ngày càng tăng cao là thiết yếu đối với 1 doanh nghiệp. Hiểu được vấn đề đó, Nhaxuong247 chúng tôi chuyên Thiết kế – Thi công – Xây dựng nhà xưởng với từ mọi cấp độ theo từng nhu cầu phân loại nhà xưởng, nhà kho, nhà tiền chế. Từ thiết kế ban đầu, làm móng, đổ cột nhà thép tiền chế đến nhà xưởng phối hợp văn phòng, xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà kho, nhà xưởng kèo thép… Chúng tôi sẽ giúp cho quý khách hàng có được một công trình nhà xưởng tốt nhất.
Quá trình thi công nhà xưởng:
1. Công tác trắc địa công trình
Công tác trắc địa hết sức quan trọng. Nó giúp đánh giá thi công chính xác cho công trình về hình học .Chính xác về hình dáng, độ nghiêng, độ thẳng đứng và kết cấu cấu tạo của công trình. Vì yêu cầu chính xác cao nên phải sử dụng các dụng cụ trắc địa khi đo đạc và định vị công trình.
– Định vị và lấy cốt chiều cao: Sau khi nhận bàn giao về mặt bằng, phải tiến hành đo đạc bằng máy định vị. Xác định cốt cao so với toàn mặt bằng và khu vực thi công.
– Thành lập lưới khống chế cho công trình. Đặt mốc thi công cho công trình để theo dõi toàn bộ quá trình thi công công trình.
2. Quá trình thi công
a. Lắp đặt cột, kèo:
Việc lắp đặt cột, kèo đầu tiên là quan trọng nhất, nó định hình toàn bộ cho cả khung nhà sau này. Tuỳ theo mặt bằng thi công mà người ta tiến hành:
Lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên từ giữa nhà rồi triển khai ra 2 bên đầu hồi
Triển khai từ đầu hồi nhà (thông thường nên triển khai lắp đặt từ một đầu hồi nhà rồi phát triển vào trong).
Sau khi lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên xong, phải giằng níu thật chặt đảm bảo cột kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm tốt và chuẩn để làm căn cứ tiếp tục triển khai công đoạn tiếp theo.
Các Cột kèo tiếp theo khi thi công yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo độ chính xác và có thể căn chỉnh được.
– Lưu ý: khi thi công nhà xưởng thì chủ yếu là làm việc trên cao. Vì thế công nhân phải được bảo hộ nghiêm ngặt và bố trí các dây an toàn.
b. Lắp dựng phần tôn mái:
Việc lắp dựng phần tôn mái được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác, các bulông, các thanh giằng đã được bắt chặt.
Phần lắp đặt tôn mái yêu cầu tấm tôn đầu tiên phải được làm cẩn thận, nó chính là mốc cho các tấm tôn lắp đặt sau này. Công việc tiếp theo phải lấy dấu cho từng tấm tôn để đảm bảo chắc chắn sau khi lợp xong công trình, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với xà gồ. Nếu không thì sau khi thi công lợp tôn mái đến giai đoạn cuối phải căn chỉnh lại rất vất vả, về mĩ thuật trông rất xấu, về kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Đối với các công trình có thêm phần lợp cách nhiệt nằm dưới mái tôn thì điều này càng phải được triển khai để đảm bảo các mối nối cách nhiệt thẳng, không bị co kéo, mặt dưới lớp nhiệt phẳng đều đẹp mắt.
Lưu ý : tuyệt đối không lắp tôn mái từ 2 đầu hồi nhà trở vào trong nếu không có khe co giãn theo thiết kế.
c. Lắp dựng tường:
Công đoạn thi công lắp đặt tường cho tiến hành thi công giống như lắp đặt tôn mái. Vì tôn tường không quá dài nên việc thi công tôn tường không phức tạp như thi công lợp tôn mái. Cần lưu ý về việc ăn khớp giữa lắp đặt các tấm tôn tường với nhau.
3. Hoàn thiện:
Công việc hoàn thiện là khâu cuối cùng của giai đoạn thi công lắp dựng nhà thép, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác từng công đoạn.
Bắt buộc phải kiểm tra lại các Bulông đã bắt, các kẽ hở tại các điểm nối của tôn với tôn, kẽ hở tại các ô cửa thông gió để đảm bảo sau này không bị dột và công trình được thi công chất lượng.
Khâu lắp dựng cửa ra vào được thi công trong giai đoạn này. Nếu không thi công cẩn thận thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng, vênh dẫn đến việc đóng mở cửa rất khó khăn và hay bị nhảy ra khỏi ray khi chạy.
Xem thêm: thiết kế nhà ở Bình Dương, thiết kế nhà xưởng Bình Dương, trang trí nội thất Bình Dương